Trời nồm và 10 cách chống ẩm hiệu quả trong nhà
Trời nồm là hiện tượng gì?
Trời nồm là hiện tượng xảy ra khi độ ẩm trong không khí vượt quá 90%, khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt đồ vật. Nồm ẩm thường xuất hiện vào tháng 2 - 4 dương lịch (mùa Đông Xuân), là thời tiết đặc trưng của khu vực miền Bắc Việt Nam.
- Thời tiết hôm nay và dự báo thời tiết 7 ngày tới
Đây là lúc độ ẩm trong khi khí tăng cao, tạo cơ hội cho nấm mốc xuất hiện. Chúng sẽ tạo ra các vết ố vàng, vết đen loang lổ ở những nơi dễ xảy ra ẩm mốc như: trần nhà, chân tường hoặc góc nhà... Bên cạnh đó, tình trạng này lâu ngày sẽ làm mục nát, hoen ố, ăn mòn vật liệu, gây hại các thiết bị điện tử, vừa làm giảm tuổi thọ của công trình, vừa gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ngoài ra, nấm mốc có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Đây chính là mối hiểm họa cho gia đình bởi có khoảng gần 40% loài nấm mốc sinh ra độc tố gây ra các vấn đề về hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe gia đình nói chung.
Thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao thường gây ra tình trạng nấm mốc, gỉ sét đối với các chi tiết kim loại, hay gây hỏng hóc các vi mạch, có thể gây ra tình trạng chập điện, cháy nổ với các thiết bị điện tử trong gia đình.
Hướng dẫn cách chống ẩm trời nồm
Thời tiết trời nồm ẩm ướt cũng là cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi, sâu bọ phát triển, gây nguy hại cho nhiều ngành nghề đặc biệt là trong xây dựng cũng như trang trí nội thất.
Dấu hiệu nhận biết nồm ẩm trong nhà
- Trần, tường và sàn nhà "vã mồ hôi". Nước ngưng tụ trên trần nhà nhỏ giọt như bị dột, sàn nhà ẩm ướt dễ trơn trượt.
- Quần áo giặt lâu khô, ẩm mốc xuất hiện nhanh.
- Sờ vào các vật dụng làm bằng vải như chăm, mền, gối... có cảm giác ẩm, không khô ráo.
- Đồ điện tử như máy tính, ti vi không bật được nguồn, hỏng hóc...
Ảnh hưởng của nồm ẩm đến sức khỏe
Thời tiết trời nồm sẽ khiến sàn nhà đọng nước rất dễ gây té ngã và dẫn đến chấn thương đối với người già và trẻ em.
Trời nồm sẽ làm cho lỗ chân lông bị bí, làm cho quá trình bài tiết của cơ thể không còn hiệu quả. Điều này sẽ gây khó chịu cho cơ thể, dẫn đến mệt mỏi và đau nhức.
Độ ẩm cao còn trực tiếp ảnh hưởng đến các niêm mạc của phế quản, làm bùng phát các bệnh về đường hô hấp mãn tính như viêm phổi hay hen phế quản.
Vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, nảy nở còn dẫn đến các bệnh ngoài da như thủy đậu hay ban đỏ. Thời tiết này cũng khiến chị em phụ nữ rất khó chịu với các bệnh phụ khoa.
10 cách chống nồm ẩm nhà cửa hiệu quả
Đóng kín cửa nhà
Luôn đóng kín cửa nhà khi gặp thời tiết ẩm thấp: Nhiều gia đình có xu hướng mở cửa nhà ra với mong muốn nhà đỡ bị ẩm hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở cửa khi thời tiết có chuyển biến tích cực, không khí khô ráo. Nếu mở trong lúc thời tiết nồm ẩm lại càng thêm phần ẩm ướt cho ngôi nhà. Do đó, hãy hạn chế mở cửa nhất khi có thể.
Trần, tường và sàn nhà "vã mồ hôi". Nước ngưng tụ trên trần nhà nhỏ giọt như bị dột, sàn nhà ẩm ướt dễ trơn trượt. Ảnh: Trời nồm Internet
Lau nhà bẳng giẻ lau khô, thấm hút hơi nước trên sàn nhà
Nhiều chị em nội trợ hay sử dụng nước nóng và giẻ lau sàn lau đi lau lại cho sàn nhanh khô. Thực chất hành động này không hề làm thuyên giảm tình trạng nồm ẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng giẻ lau khô, chất liệu thấm hút tốt để lau phần sàn bị ướt trong nhà container, nhà khung thép...
Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí (dry)
Đây là cách chống nồm ẩm trong nhà vô cùng hữu hiệu để hong khô không khí. Điều hòa có chế độ làm khô không khí sẽ giúp hiện tượng ẩm ướt giảm bớt, giảm vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nhất là với trẻ em bạn có thể sử dụng máy lạnh 2 chiều và bật chế độ Dry. Đây là cách hiệu quả để chống ẩm ướt trong ngôi nhà của bạn.
Sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm
Các loại vật liệu có tính hút ẩm cao mà dễ tìm thấy như than củi khô, báo giấy cũ, bạn có thể sử dụng chúng để hút ẩm các khu vực dễ bị động nước tại góc nhà, bếp. Ngoài ra, nếu nhà có điều kiện hơn, bạn nên mua thiết bị hút ẩm điện tử cho nhà gác lửng, nhà tiền chế...
Sử dụng cây xanh hút ẩm
Một số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Bạn không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm oxy nữa!
Chống mốc và khử khuẩn cho đồ dùng bằng nước nóng
Những đồ dùng gia đình như đũa, muôi bằng tre, gỗ rất dễ bị mốc trong nhưng ngày ẩm. Bởi vậy sau khi rửa bát đĩa mỗi ngày, bạn hãy dùng nước nóng tráng lại lần cuối, phơi ráo hoặc xếp có khoảng cách để đồ dùng được khô, ráo đảm bảo vệ sinh. Nếu nhà có mấy sấy bát đĩa, đừng quên sử dụng chúng.
Để đồ điện tử ở chế độ chờ
Hãy bật các thiết bị điện tử và để chúng ở chế độ chờ để hạn chế ảnh hướng của hơi nước đến nhưng món đồ như tivi, đầu đĩa, máy tính....
Sử dụng tinh dầu thơm
Để tránh mùi hôi do trời nồm, bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm để ở góc nhà. Nên dùng các mùi nhẹ như lavender, chanh để ngôi nhà có mùi thơm dễ chịu nhất.
Vôi sống giúp nhà khô thoáng
Trong những ngày nồm cao điểm bạn có thể mua 10-15kg vôi sống đựng vào các thùng giấy hoặc thùng gỗ rồi để ở các góc tường, góc phòng, gầm bàn hoặc ghế. Khi thời tiết ẩm các bạn chỉ cần mở nắp thùng ra nó sẽ giúp hút ẩm đáng kể. Đây là cách đơn giản dễ làm, dễ thực hiện nhưng bạn cần cẩn thận nếu nhà có trẻ em.
Hạn chế giặt quần áo
Trong những ngày trời nồm ẩm bạn nên hạn chế việc giặt quần áo, nếu nó chưa quá bẩn. Bởi giặt xong bạn phơi hoài quần áo cũng vẫn sẽ luôn có giảm giá ẩm ướt chưa kể còn có mùi hôi khó chịu nữa. Nếu giặt hãy ưu tiên giặt máy và chọn chế độ vắt cực khô. Nước xả vải cũng là 1 vị cứu tinh bạn nên sử dụng trong thời tiết nồm ẩm như này.
https://pinata.vn/troi-nom-va-10-cach-chong-am-hieu-qua-trong-nha/
Nhận xét
Đăng nhận xét